Giờ cấm xe vào thành phố tại các thời điểm nóng, cao điểm được lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thực hiện chặt trẽ đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông thuận lợi trong nội thị.
Cho Thuê Xe Tải chạy nội thành Hà Nội 24h Các Loại
(Xe Tải 05 Tạ, Xe Tải 1 Tấn, Xe Tải 1,5 Tấn, Xe Tải 2,4 Tấn Xe Tải 3,5 Tấn … )
Để đảm bảo cho các lái xe nắm được chi tiết cho các giờ cấm xe tải vào TPHCM và tại TP Hà Nội, chúng tôi xin tổng hộp và chia sẻ lại chi tiết những giờ cấm xe ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM được trích dẫn từ Bộ GTVT.
Cụ thể chi tiết các xử lý vi phạm, xử phạt xe tải đi vào giờ cấm, đường cấm để được thể hiện chi tiết để bạn cân nhắc, nắm được mức phạt theo quy định của nhà nước.
Mức sử phạt lỗi vi phạm xe tải đi vào đường cấm, giờ cấm.
Theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
e) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
g) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
h) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
Trường hợp khung giờ để xe lưu thông trong nội thành theo chỉ dẫn của bảng tín hiệu được đưa ra. Nếu bạn cố tình đi vào đường đó thì sẽ coi là đi vào đường cấm thì mức phạt sẽ là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Quy Định giờ xe tải được Phép Lưu Thông Tại TP. HCM
Những tuyến đường cấm đậu xe từ: Quốc lộ 1A từ ngã tư An Sương đến vòng xoay An Lạc; Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái; Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước; Đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ khu chế xuất Tân Thuận đến giao lộ Nguyễn Thị Thập – Nguyễn Văn Linh; Quốc lộ 22, từ ngã tư An Sương đến ngã ba Nguyễn Thị Sóc – Quốc lộ 22.
Ngoài ra thì đối với các loại xe có tải trọng từ 2,5 tấn trở lên và có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên không được lưu thông trong khu vực nội thành phố từ 6h đến 24h hàng ngày. Không hạn chế thời gian lưu thông đối với các loại xe tải kể trên tại các tuyến đường ngoài khu vực nội đô thành phố, đường Nguyễn Văn Linh, đường Huỳnh Tấn Phát và quốc lộ 1A. Khu vực này xe có thể đi lại thoải mái không theo khung giờ.
Xe tải được phép lưu thông hàng ngày từ 9h sáng đến 16h chiều và từ 21h tối đến 6 h sáng hôm sau trên các tuyến hành lang giao thông:
– Hành lang 1 và chiều ngược lại: Xa lộ Hà Nội – cầu Sài Gòn – Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu – cầu Khánh Hội – Nguyễn Tất Thành – cầu Tân Thuận – Huỳnh Tấn Phát.
– Hành lang 2 và chiều ngược lại: Xa lộ Hà Nội – cầu Sài Gòn – Điện Biên Phủ – Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu – 3 tháng 2 – Hùng Vương – Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1A.
– Hành lang 3 và chiều ngược lại: Cầu Tân Thuận – Nguyễn Tất Thành – cầu Khánh Hội – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh – vòng xoay cầu SG – Điện Biên Phủ – vòng xoay Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – cầu Bình Triệu cũ.
– Hành lang 4 và ngược lại dành cho xe bồn chở xăng dầu phục vụ sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài các tuyến đường nêu trên, các loại xe này còn được phép lưu thông trên các tuyến đường sau: Cầu Tân Thuận – Nguyễn Tất Thành – cầu Khánh Hội – Tôn Đức Thắng – Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu – Pasteur (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Nguyễn văn Trỗi – Trường Sơn.
– Hành lang 5: dự phòng cho các phương tiện lưu thông vận chuyển hàng theo giấy phép do công an thành phố HCM xét cấp: Các loại xe tải có tải trọng từ 2,5 tấn trở lên và có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên lưu thông 1 chiều theo hướng từ Đông sang Tây trên hành lang tuyến từ Nguyễn Tất Thành – cầu Khánh Hội – đường Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ – Hùng Vương.
Một số loại xe tải không thuộc diện tuân thủ các quy định ở trên như các loại xe tải chuyên dùng sửa chữa các công trình công cộng, hay xe phòng cháy chữa cháy, bưu điện, công an, cấp cứu….. Tất cả những dòng xe tải đang lưu thông trên địa bàn nên nắm rõ quy định khung giờ vận chuyển để không vi phạm ảnh hưởng tới giao thông khu vực nội thành phố.
Quy định về các tuyến đường áp dụng giờ cấm xe tải vào ở tại Hà Nội
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường:
Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường70) –Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạnđường 70 đếnđường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La –Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) – Cầu Bươu -Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba PhanTrọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) -Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.
2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm,cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạntừ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (đoạntừ Phúc La – Văn Phú đến CầuBươu- quận Hà Đông) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ -Ngọc Hồi – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự.
2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động.Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.
2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phươngtiện được phép hoạt động.
2.4. Cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.
Quy định về giờ cấm xe tải vào ở tại Hà Nội
+ Các loại xe cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dùng giải quyết các sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập do mưa bão,lún sụt, gãy cành, đổ cây, sự cố cầu đường: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.
+ Đối với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm;
+ Đối với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định giờ cấm xe tải vào nội thành
Quy định giờ cấm xe tải vào nội thành.
+ Đối với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng: Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.
+ Các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.
+ Xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện,báo chí bằng đường bộ; Xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.
+ Các loại xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất) Chỉ được phép hoạt động trên các đường phố từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau.
+ Các loại xe hợp đồng đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, xe tham quan, du lịch được phép hoạt động 24h/24h (là loại hình kinh doanh có điều kiện, các loại xe này phải có hợp đồng, phù hiệu do Sở Giao thông Vận tải cấp theo quy định).
+ Những xe chở khách trên 45 chỗ đến các điểm tham quan du lịch trong nội thành: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.
+ Đối với xe của các lực lượng vũ trang, xe công vụ, xe phục vụ tang lễ, xe phục vụ đám cưới: Được hoạt động 24h/24h hàng ngày.
+ Cấm các loại xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thànhphố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
+ Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm
+ Xe chở thực phẩm tươi sống; xe chở rau, quả có trọng lượng toàn bộ xe đến 2,5 tấn. Được hoạt động trên các đường phố, trừ giờ cao điểm.Xe chở rau an toàn (RAT) được phép hoạt động 24/24h theo quy định của Thành phố.
+ Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội.
Trên đây là toàn bộ những giờ cho phép xe tải vào thành phố tại Hà Nội và TPHCM, và mức sử phạt lỗi vi phạm xe tải đi vào đường cấm được tổng hợp, chia sẻ từ công ty chuyển nhà 247 Express TPHCM.
Hy vọng những thông tin được đề cập ở trên có thể giúp cho bạn nắm được chi tiết giờ cấm xe tải vào Thành phố Hồ Chí Minh, và Hà Nội để các tài xế nắm được.